Civil War Là Gì ? (Từ Điển Anh Civil War Trong Tiếng Tiếng Việt
Chân dung 4 tổng thống được khắc trên rặng Mount Rushmore. Từ trái: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln.
Khi Abraham Lincoln chính thức nhậm chức trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng Ba năm 1861, quốc hội Hoa Kỳ nói riêng toàn nước Hoa Kỳ nói chung không chỉ cực kỳ chia rẽ mà còn đang “bốc cháy”. Trong vòng 4 tháng từ ngày Lincoln được đắc cử đến ngày nhậm chức, bảy bang miền Nam Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết tách khỏi Hiệp Chủng Quốc (The Union), và không lâu sau đó có thêm bốn bang khác tham gia . Các đại diện của tiểu bang này đã họp mặt nhau tại Montgomery, Alabama để thành lập một chính quyền mới và bầu chọn cựu thượng nghị sĩ Missisippi Jefferson Davis làm tổng thống lâm thời của Liên bang Hoa Kỳ (Confederate States of America, hay gọi tắc là The Confederacy).
Nguyên do đưa đến cuộc nội chiến Hoa Kỳ, theo phần lớn các sử gia sau này, chủ yếu là vấn đề nô lệ. Nó đã là vấn đề gây căng thẳng và leo thang vào thập niên 1850s. Tất nhiên mầm móng đã có từ trước đó. Đảng Cộng hòa quyết tâm ngăn chặn sự lan rộng nô lệ, trong khi đó nhiều lãnh đạo tại miền Nam Hoa Kỳ đe dọa sẽ tách ly Hiệp Chủng Quốc nếu ứng viên tổng thống Hoa Kỳ Lincoln thắng cử năm 1860. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Lincoln lúc ban đầu không phải là xóa bỏ nô lệ mà là duy trì sự thống nhất của Hiệp Chủng Quốc. Tuy thế, sau cuộc bầu cử với kết quả Lincoln thắng, phía miền Nam cảm thấy tách rời khỏi Union là cách duy nhất để bảo vệ cho hành động, chính sách và quyền lợi của họ.
Phần lớn bên chống nô lệ, mà chủ yếu là miền Bắc, mạnh mẽ nhất là Đảng Cộng hòa, muốn ngăn chặn nó, không muốn nó phát triển hay lan rộng hơn. Họ cũng chủ trương dần dần xóa bỏ nô lệ hoàn toàn.
Phía ủng hộ nô lệ lên án chủ trương này và cho rằng nó xâm phạm đến quyền mà đã được ghi nhận bởi Hiến pháp Hoa Kỳ.
Trong khi đó, sự chia rẽ và hận thù ngày càng gia tăng tại miền Bắc, và ngay bên trong nội bộ Đảng Cộng Hòa, đe dọa đến sự sống còn của đảng. Một bên với những người chủ trương hòa giải tin rằng nếu đạt được sự thỏa hiệp chính đáng, các tiểu bang còn lại sẽ có thể duy trì trong Hiệp Chủng Quốc, trong khi bên kia tin rằng sự thỏa hiệp chỉ làm cho Liên bang Hoa Kỳ, và một miền Nam, thêm ngoan cố.
Tóm lại, khi Lincoln vừa mới nhậm chức, đó là thời điểm “họa vô đơn chí” đối với ông. Lincoln phải đối diện với nhiều khủng hoảng cực lớn: một quốc gia hoàn toàn chia rẽ, giữa miền Nam và miền Bắc; giữa quan điểm rất khác biệt về nô lệ và duy trì Hiệp Chủng Quốc; giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ tại miền Bắc; và giữa quan điểm rất khác biệt về các vấn đề này ngay trong nội các của ông: phe bảo thủ, ôn hòa, và cấp tiến. Nói cách khác, Hoa Kỳ là một quốc gia cực kỳ chia rẽ vào thời điểm đó. Chưa hết, chỉ hơn một tháng sau khi Lincoln nhậm chức, quân đội của phía Liên bang Hoa Kỳ đã nổ súng tấn công phía Hiệp Chủng Quốc tại đồn Sumter (Fort Sumter) vào ngày 12 tháng Tư năm 1861, và cuộc nội chiến bằng quân sự đã bắt đầu, kéo dài bốn năm (cho đến khi tướng Robert E Lee của Confederacy chính thức đầu hàng tướng Ulysses S. Grant của Union, vào ngày 9 tháng Tư năm 1865).
Lincoln đã nhìn ra các trọng trách và thử thách lớn lao này rất sớm, và rằng hệ quả có thể đưa đến không chỉ cho Hoa Kỳ mà toàn thế giới. Vào thời điểm đó, nền cộng hòa nói riêng dân chủ nói chung, nếu không đứng vững tại Hoa Kỳ, thì khó thể nào trở thành mô hình lý tưởng cho toàn thể nhân loại. Nền cộng hòa lúc đó bị thách thức tại Pháp (bởi Hoàng đế Napoleon III từ năm 1852 đến 1870) trong khi đế quốc Anh theo chế độ quân chủ lập hiến đang ngự trị trên khắp thế giới. Cho nên Lincoln quan niệm rằng cuộc đấu tranh này là cần thiết để chứng minh rằng chính quyền phổ quát do chính người dân quản trị (mà các nhà lập quốc nỗ lực hình thành hơn bảy thập niên trước), không phải là điều duy lý, là lý thuyết suông, là bất khả. Câu hỏi ông đặt ra, cho chính ông và cho người khác, là trong một chính quyền tự do, một thiểu số có quyền tách rời khỏi chính quyền bất cứ khi nào họ muốn không, như bảy và sau đó mười một bang đã làm? Lincoln quan niệm rằng “Nếu chúng ta thất bại, nó sẽ chứng minh hùng hồn sự bất năng lực của con người để quản lý/lãnh đạo chính mình”.
Đứng trước các thử thách lớn lao này, chiến lược của Lincoln là gì?
Đối với Lincoln, ba ưu tiên chiến lược phải được thực hiện. Một, thành lập một nội các vững mạnh đại diện cho nhiều xu hướng khác nhau, quy tụ những tài năng hàng đầu của quốc gia. Không có một nội các, một chính quyền mạnh, thì không thể vượt qua các thử thách này. Hai, phân tích tình hình tổng quát một cách sâu sắc, không chỉ dựa vào các thông tin từ nội các chính phủ, mà do chính ông đi tìm hiểu, tiếp xúc với mọi thành phần, kể cả binh lính chiến trường, để nắm rõ diễn biến cuộc chiến. Ba, Lincoln nhận thấy rõ ràng rằng cuộc đấu tranh bảo vệ Hiệp Chủng Quốc và xóa bỏ nô lệ liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời hai mục tiêu. Do đó Lincoln đã từng bước thuyết phục mọi thành viên trong nội các, và sau đó các thành viên quốc hội, cũng như người dân và binh lính miền Bắc (đồng thời các thông điệp nhắm đến người dân miền Nam), để tạo sự đồng thuận, đoàn kết và ủng hộ cho Tuyên ngôn Giải phóng.
Cũng cần nói thêm rằng trước khi cuộc nội chiến chấm dứt, Lincoln đã nỗ lực tìm mọi phương cách thực hiện cho được Tu Chính án 13 để vĩnh viễn xóa bỏ nô lệ, bởi vì Lincoln luôn quan niệm nhất quán rằng nếu nô lệ không sai thì chẳng có điều gì là sai cả.
Vì thế nên Lincoln đã quyết tâm thành lập một chính quyền với mọi xu hướng đa nguyên trong Đảng Cộng hòa mới: cựu đảng viên của Whig, Người tự do, những người từng theo đảng Dân chủ nhưng chống nô lệ, một số thành phần bảo thủ, ôn hòa, cấp tiến, có lập trường cứng rắn lẫn khoan nhượng. Trong khi tổng thống James Buchanan trước đó chủ trương chọn những người có cùng suy nghĩ với mình và không thách thức quyền lực của ông thì Lincoln lại chọn những người suy nghĩ độc lập, mạnh mẽ, tất cả đều có kinh nghiệm trong đời sống công cộng, có học thức và thành tựu hơn ông. Ba vai trò quan trọng hàng đầu gồm Ngoại giao, Ngân khố/Kinh tế, và Công lý thì ông chọn ba người từng là đối thủ của ông trong cuộc chạy đua thành ứng viên tổng thống trong Đảng Cộng hòa: William Seward, Salmon Chase, và Edward Bates. Những tài nhân này đều tin rằng lẽ ra họ phải là tổng thống chứ không phải là một luật sư quê mùa (prairie lawyer) như Lincoln. Tuy nhiên, tính cách và quan điểm của họ rất khác nhau, có khi hoàn toàn trái ngược nhau, về các vấn đề liên quan đến nô lệ, và về cách điều hành, giải quyết các thử thách và khủng hoảng đối diện, hay tái xây dựng v.v… Thế nhưng Lincoln đã vận dụng thành công các tiềm năng này, cũng như bất cứ những ai tài giỏi, kể cả những người từng coi thường ông trước đây, từng nói xấu hay chê bai ông, miễn sao họ có năng lực đóng góp hiệu quả cho công cuộc chung. Đồng thời Lincoln cũng không ngần ngại can thiệp, hay cách chức, khi cần, đối với những ai thiếu quả quyết hay bất lực trong việc chu toàn các trọng trách của mình.
Điều cần ghi nhận và nhấn mạnh ở đây là tính cách của Lincoln: trí thông minh hiểu biết/IQ của ông chỉ là phần phụ, trí thông minh cảm xúc/EQ của ông mới là phần chính.
Những nghịch cảnh mà Lincoln từng trãi qua, và những thất bại ê chề mà ông từng nếm phải, không hề làm cho Lincoln nhụt chí. Ngược lại, nó càng giúp ông kiên cường, quyết tâm và cảm thông sâu sắc với các đồng nghiệp và những gì người dân và binh lính trãi qua.
Triết gia Ralph Waldo Emerson, một trong những nhà trí thức được xem là ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ vào thế kỷ 19, là một trong các sáng lập viên của tạp chí The Atlantic, nhận định rằng “Hiếm khi nào có một người quá thích hợp cho hoàn cảnh đến thế”; có thể dẫn dắt toàn quốc gia đi qua những tháng ngày đen tối nhất trong lịch sử Hoa Kỳ; một người mà vừa rất bao dung, và tàn nhẫn; tự tin và khiêm nhường; kiên nhẫn và kiên trì; có khả năng dung hòa các khuynh hướng khác nhau, giữ vững tinh thần, hoán chuyển ý nghĩa của cuộc đấu tranh thành các ngôn từ có sức lực, rõ nghĩa và đẹp đẽ không thể sánh được.
Làm thế nào mà Lincoln thành công trong việc thuyết phục một nội các, quân đội và người dân vô cùng chia rẽ tại miền Bắc cùng đi với ông trong hành trình này? Các chiến lược và chiến thuật mà Lincoln đã sử dụng sẽ được phân tích, mổ xẻ trong các bài tới.
Phạm Phú Khải
Ghi chú:
Bảy tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ tách rời khỏi Hiệp Chủng Quốc trước ngày 15 tháng Tư năm 1861 để thành lập Liên bang Hoa Kỳ là: South Carolina, Mississippi, Florida, Alabama, Georgia, Louisiana, and Texas. Không lâu sau đó, bốn tiểu bang miền Nam khác cũng quyết định tách rời để gia nhập the Confederacy là: Virginia, Arkansas, Tennessee, and North Carolina.
The post Civil War Là Gì ? (Từ Điển Anh Civil War Trong Tiếng Tiếng Việt appeared first on WEBNOHU.
from WEBNOHU https://webnohu.com/civil-war-la-gi-tu-dien-anh-civil-war-trong-tieng-tieng-viet
Nhận xét
Đăng nhận xét